Hồ Than Thở

Hồ Than Thở nằm cách trung tâm Đà lạt khoảng 6km về hướng Đông Nam, trên đường đi Chi Lăng-Thái Phiên. Thoạt đầu nơi đây chỉ là một hồ nhỏ, không rõ từ lúc nào được gọi là Hồ Than Thở. Về sau người Pháp đã làm đập chặn nước tạo thành hồ và đặt tên là Lac des Soupirs, mãi đến năm 1956 hồ mới được gọi lại theo tên cũ.

ho-than-tho
ho-than-tho

Năm 1975, sau khi hòa bình lập lại, có lẽ cho rằng cái tên Than Thở ủy mị quá, đã có lúc hồ được đổi tên thành Sương Mai. Nhưng trong lòng người dân Đà lạt cũng như du khách du lịch đều lưu luyến tên cũ, không gọi Sương Mai nên đến năm 1990, chính quyền địa phương đã cho sử dụng lại tên cũ của hồ.

Hồ Than Thở còn là nơi gắn liền với câu chuyện tình điễm lệ làm thổn thức lòng người. Đó là chuyện kể về mối tình của đôi trai gái, thường hẹn hò nhau bên bờ suối. Chàng trai lên đường tòng quân đánh giặc. Nơi quê nhà, cô gái nhận được tin chàng tử trận, liền quyên sinh theo người mình yêu. Không ngờ, chàng trai thắng trận trở về, giữ vẹn lòng chung thủy chàng cũng chết theo cô gái. Từ đó, hồ được mang tên là hồ Than Thở và cái tên ấy đã tồn tại từ 200 năm nay.

Hồ Than Thở
Hồ Than Thở

Ngày nay hồ Than Thở được đầu tư tôn tạo thành một công viên giải trí với những bồn hoa thảm cỏ được chăm tỉa công phu, những trò chơi đu quay, xe đạp nước, cưỡi ngựa… tuy có thay đổi bộ mặt ảm đạm của hồ nhưng cũng vì thế làm mất đi nét trầm mặc huyễn hoặc vốn đã là cái “hồn” của hồ Than Thở.

Nguốn gốc của Hồ Than Thở

tình sử về hồ, những đậm nét nhất vẫn là câu chuyện về mối tình của Hoàng Tùng và Mai Hương – con cái những nhà trâm anh thế phiệt ở miền xuôi nhưng vì cha ông họ không sống nổi dưới ách thống trị hà khắc nên phải bỏ lên vùng này sinh sống.
Ngày kia có tin giặc ngoại xâm giày xéo quê nhà, triều đình kêu gọi toàn dân chống giặc. Chàng trai Hoàng Tùng đành chia tay với người yêu lên đường cứu nước.
Bên hồ vắng, cặp trai tài, gái sắc nguyện thề thuỷ chung chờ ngày tái hợp. Nhưng tin dữ đưa về: Hoàng Tùng tử trận. Mai Hương vô cùng đau khổ. Trong cơn tuyệt vọng, nàng đã đến nơi ngày xưa hai người hò hẹn, khóc than thảm thiết rồi trầm mình vào lòng nước xanh tự vẫn.
Ít lâu sau, chàng trai chiến thắng trở về.
Người yêu đã mất, Hoàng Tùng nhớ lại lời hẹn biển, thề non thủa trước và lấy lòng hồ xanh thẳm kết thúc cuộc đời để giữ một mối tình chung thuỷ. Cảm thương đôi trai gái bạc mệnh, từ đó rừng thông rì rầm khúc nhạc bi ai. Người đời gọi hồ Than Thở từ dạo ấy.