Bật mí đường hầm bí mật ở Đà Lạt

Phóng viên có dịp được lọt vào đường hầm bí mật phía sau Nhà sáng tác Đà Lạt. Một đường hầm nhỏ nằm sâu dưới lòng đất chừng 5 m, ngoằn ngoèo lách qua các kẽ đá ngầm vẫn còn rỉ nước. Tại điểm này, đường hầm có chiều cao khoảng 1m5, rộng chừng 1m3. Càng đi sâu vào bên trong, không khí trở nên ẩm mốc, lạnh lẽo. Đường hầm được chia thành nhiều nhánh rẽ đi các nơi tạo thành một hệ thống địa đạo, rất khó xác định được phương hướng. Theo một người dân sống gần đó cho biết, đây chỉ là một đoạn nối liền với đường hầm chính chạy từ Dinh I sang Dinh II ở khu du lịch Đà Lạt Lâm Đồng cách nhau khoảng 3 m và đã bị sập ở nhiều đoạn.

Cụ Nguyễn Đức Hòa, một người đã được vào Dinh phục vụ Bảo Đại từ năm 13 tuổi kể lại, khi cụ vào Dinh này ở Đà Lạt thì đường hầm đã có rồi. Địa đạo này được quân đội Nhật cho đào từ khi nào cho đến nay cụ vẫn không rõ. Một khối lượng đất đá khổng lồ từ việc đào đường hầm này được quân đội Nhật đem đổ ở đâu hiện còn đang là một điều bí ẩn. Đường hầm không chỉ thông giữa Dinh I và Dinh II ở Đà Lạt mà còn phân nhánh tới các căn biệt thự số 11, 16, 18, 26… trên đường Trần Hưng Đạo nhằm bắt sống các quan lại người Pháp đang sinh sống tại đây.

Khi về Dinh làm được một thời gian, trong một lần lau dọn phòng, cụ Hòa phát hiện một đường hầm sâu hun hút, đen ngòm từ lầu 2 của Dinh thự Đà Lạt, thông ra đến đâu thì cụ không rõ. Cụ còn cho biết, Cựu hoàng Bảo Đại là người rất quan tâm đến những người phục vụ trong Dinh, thường đi đâu cũng cho ông đi theo. Song cựu hoàng căn dặn: “Tuyệt đối không được hé răng cho ai biết có đường hầm này”. Kể từ đó, để bảo toàn tính mạng, cụ không để ý đến đường hầm này nữa. Đường hầm bí mật được xây từ tầng hai của Dinh I, có bậc tam cấp đi xuống phòng làm việc, phòng khách, rồi thông ra sân sau đến bãi đáp trực thăng.

Hầm bí mật ở Đà Lạt
Hầm bí mật ở Đà Lạt

 

Tại đây,chiều rộng của hầm là 3m, cao 1m8, cách mặt đất 2m, theo đường hầm đi vào bên trong có chỗ sâu tới gần 10 m nên rất an toàn. Ở những ngã rẽ đến các dinh và biệt thự đều có một khu vực được đào rộng hơn bình thường, xuyên lên mặt đất và được ngụy trang bằng các cành cây phía trên. Nhiều người cho rằng, những nơi này chính là căn cứ của Bộ tham mưu Nhật. Cụ Hòa cho biết, khi phát hiện ra đường hầm này, Bảo Đại đã cho đặt một xe du lịch ngay cửa hầm, phòng khi bất trắc thì có thể lên xe chạy đi lánh nạn.

Xem thêm: http://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-da-lat-3-ngay-2-dem-gia-re/

Hiện vẫn chưa xác định được quân đội Nhật cho đào những đường hầm này bắt đầu từ năm nào? Thời gian đào trong bao lâu? Đối tượng đào những đường hầm này là ai, quân đội Nhật hay người dân? Những người tham gia đào đường hầm này ngay nay đang ở đâu, sau khi họ đào xong có được trở về hay đã bị thủ tiêu để đảm bảo sự tuyệt mật? Tất cả những câu hỏi trên đang còn là một điều cực kỳ bí ẩn.
Tuy nhiên, điều làm mọi người kinh ngạc hơn cả là một khối lượng đất đá khổng lồ từ việc đào những đường hầm này được quân đội Nhật vận chuyển đi đâu để đổ bỏ mà trong suốt quá trình đào đường hầm mà người Pháp ở Đà Lạt không thể phát hiện?
Trong khi đó, tại thời điểm này, khu du lịch Đà Lạt nghỉ dưỡng đang được người Pháp quy hoạch, xây dựng thành “Thủ phủ Đông Dương”. Tức quá trình khảo sát, giám sát của người Pháp sẽ rất chặt chẽ, đó là còn chưa kể những tình báo của quân đội Pháp phải nắm bắt tới tận “chân tơ kẻ tóc” của Đà Lạt để sẵn sàng đối phó với quân đội Nhật, vốn là kẻ thù của Pháp đang hung hãn muốn hất cẳng Pháp để làm bá chủ Đông Dương lúc bấy giờ.