Độc Đáo Lễ Hội Đâm Trâu 2014 – Đà lạt Lâm Đồng.

    Trong những chuyến Du Lịch Đà Lạt 2014, khi đến với các dân tộc tây nguyên nếu may mắn du khách có thể tận mắt xem lễ hội đâm trâu được tổ chức bởi các dân tộc thiểu số. Mọi người cùng nhau nhảy múa trong tiếng cồng chiêng, thưởng thức rượu cần và thịt nướng trong những ngày lễ này.

Lễ hội đâm trâu của các dân tộc tiểu số ở Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch thường là sau mùa rẫy hàng năm nhằm tạ ơn cho các vị thần đã phù hộ cho dân làng làm ăn được mùa, gia đinh khỏe mạnh trong vòng một năm qua. Người dân nơi này gọi là lễ ”Sa – rơpu” ( ăn trâu) mà người ta vẫn thường gọi là hội Đâm Trâu.

Lễ hội Đâm Trâu được xem là một nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên – Đà Lạt: từ người Stieng, Bahnar, Ê đê, Cờ Tu… Tuy mỗi nơi có sự khác nhau về cách tổ chức nhưng vẫn chung một mục đích.

Du Lịch Đà Lạt Lâm Đồng Thưởng thức lễ hội đâm trâu “Đâm trâu” – có lẽ đối với nhiều người đây là một hành động dã man, tàn nhẫn với động vật. Tuy nhiên, bạn biết không? Đối với những người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như  Ê đê, Ba Na, Gai Rai… thì “ đâm trâu” là một việc làm thiêng liêng mang tính tâm linh, được tổ chức một cách trang trọng trong không khí sôi nổi, háo hức, mong chờ của người dân nơi đây.

Và từ lâu lễ hội đâm trâu đã trở thành một trong những lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc thể hiện sự tôn kính đối với “Giàng”. Lễ hội được chuẩn bị và diễn ra trong 3 ngày vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch để tạ ơn “giàng” đã phù hộ cho dân làng có được mùa màng bội thu, sự ấm no, hạnh phúc, an lành… Các bạn có thể đi du lịch Đà Lạt 360 để cảm nhận nét văn hóa truyền thống của Đà Lạt. Không khí ồn ào, vang vọng của những tiếng khèn, tiếng cồng, tiếng chiêng được khuấy động trước ngày lễ, sự náo nức của người dân từ các buôn làng càng làm cho lễ hội thêm thu hút và sôi động hơn bao giờ hết. Bạn sẽ cảm nhận sự cuốn hút cuồng nhiệt bởi những tiếng cồng, tiếng chiêng, bị thôi niên bởi những vũ điệu uyển chuyển đến mê hồn của những cô sơn nữ. Và bạn sẽ không thôi náo nức, hồi hộp, gây cấn trong những giây phút thiêng liêng khi mà con trâu bị đâm ngã gục xuống bởi những lưỡi lao sắc nhọn, bóng loáng. Đó chính là giây phút thông thiêng làm chiếc cầu nối giữa trần gian với các đấn siêu nhiên, thể hiện sức mạnh, sự đoàn kết nơi cộng đồng. Và biết bao nhiêu cảm xúc mà kể cho hết về lễ hội này để ta cảm nhận sự linh thiêng, sự tinh túy, cái hay, cái đẹp của văn hóa vùng này. Có hòa mình vào lễ hội, ta mới nhận thấy được những giá trị văn hóa mà không kỳ một dân tộc nào có thể thay thế được.