Đến Đà Lạt không thể không chinh phục đỉnh Langbiang, ở độ cao trên 2.000m, cách TP Đà Lạt khoảng 16km, thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Nhiều người chọn phương tiện để lên núi bằng ô tô, nhưng lại cũng có nhiều người chọn xe “căng hải” để trải nghiệm cảm giác đắm mình trong khung cảnh hoang sơ.
Tham khảo những dòng thác đẹp Đà Lạt
Lang Biang hùng vĩ và thơ mộng thực ra là hai núi liền kề nhau, cao 2169m và 2064m so với mặt nước biển, được coi như nóc nhà của cao nguyên Lâm Viên. Cách thành phố Đà Lạt 12km về hướng bắc, Lang Biang thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Từ trung tâm xứ sở hoa Đà Lạt chả mấy chốc đã đến Lang Biang. Đường miền rừng có nhiều khúc cong, uốn lượn vòng vèo, bên cạnh là các vườn rau xanh vô cùng hấp dẫn cũng là dịp bạn ngắm trời, nhìn núi và bạn vào địa phận huyện Lạc Dương lúc nào chẳng biết, để rồi bỗng chốc đã dạo bước dưới chân núi Lang Biang hùng vĩ nên thơ.
Du khách muốn lên đỉnh Langbiang có thể chọn xe của khu du lịch với giá khoảng hơn 200.000 đồng/lượt. Do địa hình chủ yếu là dốc cao, lắm đèo, nhiều khúc cua tay áo nên loại xe được sử dụng thường là U-oát, hoặc jeep đặc chủng của Liên xô cũ. Tiếng máy kìn kịt, bền bỉ đưa du khách đi hết dốc này đến khúc cua khác. Nhưng ngồi trong xe ôtô bạn thường bị hạn chế tầm nhìn và bỏ sót nhiều phong cảnh đẹp. Thế nên tôi và nhiều du khách chọn giải pháp chinh phục Langbiang bằng xe “căng hải”, vừa là để thưởng thức phong cảnh thơ mộng, cũng là dịp thử sức với những con dốc, hơn nữa, đường lên đỉnh không dài, chỉ khoảng 5km giữa bạt ngàn thông reo. LangBiang là điểm du khách không nên bỏ qua nếu đi tour Đà Lạt 3 ngày 2 đêm
LangBiang có hai đỉnh để chinh phục. Ở độ cao 1.950m, chúng tôi len lỏi trong rừng thông xanh. Ở độ cao này, nóng, lạnh thay đổi bất ngờ. Thật may anh bạn đồng nghiệp đi cùng do đã quen địa hình nên chuẩn bị đầy đủ áo khoác, chứ nếu không thể nào cũng cảm lạnh. Hết rừng thông là đá cheo leo. Mây núi như quyện lại. Dòng Đankia uốn lượn như dải lụa dưới chân. Xa xa, Đà Lạt nhấp nhô những biệt thự xen giữa núi và cây, như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
Xem thêm về loài hoa cúc Đà Lạt tại: https://dulichdalatlamdong.com/gioi-thieu/toi-yeu-hoa-cuc-da-lat/
Hoàng hôn dần xuống bên kia núi cũng là lúc những ngôi nhà văn hoá ở đây rực ánh lửa và tiếng cồng chiêng. Tiếng ca mạnh mẽ hoà những điệu múa của các cô gái trong bộ trang phục cao nguyên, điệu cồng chiêng, rượu cần Langbiang khiến những du khách chúng tôi ngây ngất men say. Mọi người như gần nhau hơn sau vò rượu, câu hát. Huyền thoại về chàng K’lang và nàng Hơbiang đã chiến thắng lời nguyền bao đời giữa hai bộ tộc Lạch và Chil để kết duyên chồng vợ và chọn Langbiang làm nơi sinh sống, được kể trong màn đêm, bên ánh lửa, càng khiến du khách thêm say. Lên Langbiang đâu chỉ để thỏa cái thú đi đây, đi đó, mà đây còn là nơi thể hiện và đón nhận tình yêu.
Hành trình lên đỉnh Lang Biang Đà Lạt có thể đi bộ theo kiểu dã ngoại. Tháo giầy, tất, đi chân trần trên đường nhựa quanh co, đôi khi ta lại đặt bàn chân lên thảm cỏ mềm bên đường hoặc bước chạm vào đất đỏ ba zan sẽ cảm thấy mát lạnh ngấm vào da, rất dễ chịu. Rồi xao xuyến như được đất mẹ tiếp thêm năng lượng sinh học. Cái cách đi picníc này thường dành cho thanh niên, các cô cậu từ Sài Gòn quen đô thị ồn ào, bụi bậm lên Lang Biang như bước vào thế giới thần tiên dù vừa đi vừa nghỉ, vừa thở, nhưng niềm vui vẫn tràn ngập trên mỗi gương mặt. Hầu như du khách chọn hành trình lên đỉnh Lang Biang bằng phương tiện xe Jeep, cái loại xe dành cho công vụ người ta còn giữ được từ thời trước năm 1975. Trước kia, xe để mui trần, du khách vô cùng sung sướng ngắm mây, nhìn cây. Nhưng, bây giờ thì du khách chỉ được nhìn trời ngắm núi qua kính trước và cửa hai bên vì “người là hoa của đất”, độ an toàn là số một.