Phở một món ăn nổi tiếng trong kho tang văn hóa ẩm thực Việt Nam. Có nguồn gốc từ miền Bắc, dần dần đã vượt qua ngoài khuôn khổ mang tính địa phương của vùng, miền, trở thành món ăn phổ thông của cả nước và vươn xa ra quốc tế.
Một số người nước ngoài, khi nói đến Việt Nam họ thường nhắc đến “áo dài” là một sản phẩm văn hóa truyền thống và “phở”, món ăn đặc trưng thuần Việt.
Các quốc gia trên thế giới có nhiều món ăn khá gần nhau như món mì của người Hoa, mì lạnh của người Nhật, Hàn Quốc. Nhưng có lẽ phở Việt là món ăn đặc trưng riêng có của Việt Nam, do vậy sự hấp dẫn và độc đáo của nó đã và đang chinh phục những thực khách trên thế giới.
“Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở chỗ là mùa nào ăn cũng thấy thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại.
Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khỏe. Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt Nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách vây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời. Tết, nhà ai cũng bánh chưng, cá kho, thịt đông, nhưng vẫn rất đông người tình cờ mừng tuổi nhau ở những hiệu phở khai trương từ mùng hai Tết.” (Tùy bút Phở – Nguyễn Tuân)
Tham khảo thêm món bánh tráng Đà Lạt độc đáo
“Phở” là danh từ riêng của Việt Nam, không có từ ngữ nào để thay thế nó và món phở cũng là món ngon truyền thống mà chỉ có người Việt mới chế biến được. Phở vốn đã ngon nhưng khi được ăn tại Đà Lạt – xứ sở của rau xanh, thì nó trở nên ngon hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Thật dễ dàng để cảm nhận được hương vị món ăn đặc trưng ấy tại xứ lạnh cao nguyên này.
Vẫn là những nguyên liệu bánh phở, nước dung, thịt bò, gà cắt lát mỏng kèm gia vị tương, tiêu, chanh, nước mắm, tỏi ngâm…nhưng phở Đà Lạt có một hương vị riêng, không thể trộn lẫn đó là phở ăn kèm với các loại rau sạch tươi ngon. Đặc biệt ngày nay, rau sạch đã trở nên quan trọng, góp phần tăng thêm hương vị cho món ăn. Phở không phải là món ăn vặt Đà Lạt, mà thường là các bữa chính hay bữa sáng, bữa đêm. Bên cạnh những thương hiệu phở truyền thống, Đà Lạt còn có thêm những quán phở “tân thời” không kém phần độc đáo.
Phở Việt – Phan Đình Phùng không gian rộng, sang trọng nhưng giá phải chăng.
Phở Tùng, phở Bắc Hương xung quanh khu Hòa Bình, gần chợ Đà Lạt với gia vị truyền thống đặc trưng.
Phở Hiếu đường Trương Công Định có vị ngọt nhẹ, không quá béo.
Phở Phi Thuyền – đường Phan Đình Phùng, Phở Phương đường Huỳnh Thúc Kháng luôn giữ được cái thanh khiết của phở truyền thống với giản đơn gia vị nhưng đặc trưng.
Phở Quang – đường Hà Huy Tập, phở Hùng Vương – đường Trần Quý Cáp nổi tiếng bởi phương pháp gia truyền cho miếng thịt ngon, mềm, thấm gia vị.
Phở Hằng – đường Hồ Tùng Mậu là quán phở rất thành công trong việc kết hợp hương vị truyền thống và hiện đại, hợp khấu vị cho cả du khách và người dân bản địa.
Các tour Đà Lạt giá hấp dẫn. Xem tại: http://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-da-lat/
Bên cạnh đó, còn rất nhiều quán phở xuất hiện từ rất lâu và nổi tiếng bởi những bí quyết nấu phở gia truyền hợp khẩu vị với đông đảo người Đà Lạt, Phở Bằng đường Nguyễn Văn Trỗi, phở Vy – đường Trần Quý Cáp…
Bức tranh ẩm thực món ngon Đà Lạt sẽ không ngừng được điểm tô bởi sự sành điệu của thực khách gần xa. Nguồn ẩm thực dồi dào sẽ luôn đáp ứng đủ năng lượng cho chuyến khám phá dài ngày ở thành phố cao nguyên xanh Đà Lạt.